gic
Kinh doanh sĩ: Ms Hạnh
0938.110.439
Kinh doanh lẻ: Ms Thảo
0938.110.639

Hotline: 

- 0937 091 930

- 0907 663 443

THĂM DÒ Ý KIẾN
Cảm ơn Bạn đã ghé vào trang web của chúng tôi. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, vui lòng cho chúng tôi biết dịch vụ của công ty chúng tôi như thế nào?
Dịch Vụ Tốt
Trung bình
Chưa hài lòng
THỐNG KÊ
Số khách đang online:     3
Tổng lượt truy cập:     11475091
  • AP TRAN
  • GIAU TRAN
  • TREO TUONG
  • AM TRAN
TIN TỨC CẬP NHẬT
Dùng máy lạnh sao để không bệnh

Lựa chọn, sử dụng máy lạnh đúng cách không chỉ giúp máy lạnh bền lâu mà còn bảo vệ sức khỏe tốt nhất. Khi sử dụng máy lạnh không nên sử dụng các dụng cụ phát nhiệt gần máy lạnh như tivi, bóng điện, bếp gas…

Những ngày qua, thời tiết khu vực Nam Bộ trở nên nóng bức. Tại các trung tâm điện máy ở TP.HCM tấp nập khách hàng chọn lựa máy quạt, máy lạnh các loại. Làm sao chọn được một chiếc máy lạnh phù hợp cho mỗi gia đình, sử dụng sao cho hợp lý, vừa đảm bảo sức khỏe và không tốn điện là câu hỏi mà không phải ai cũng có thể trả lời.

Giảm nóng không phải là để nhiệt độ thấp

Theo PGS-TS Lê Chí Hiệp, Chủ tịch Hội đồng năng lượng ĐHQG TP.HCM, Trưởng bộ môn Công nghệ nhiệt lạnh Trường ĐH Bách khoa, việc sử dụng máy lạnh trong mùa nắng nóng là rất tốt. Tuy nhiên, cần phải biết sử dụng một cách khoa học, nếu không sẽ phản tác dụng. “Thông thường chúng ta hay để nhiệt độ khá thấp, chủ yếu dưới 20oC để thỏa mãn cơn nóng. Như thế vừa ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, lại không tiết kiệm năng lượng. Nên cài đặt nhiệt độ 24**oC-26oC là hợp lý (hoặc thấp hơn nhiệt độ bên ngoài 8oC-10oC). Đối với gia đình có trẻ em, nhiệt độ chênh lệch so với bên ngoài càng thấp càng tốt” - ông Hiệp nói.

Đặc biệt, khi cơ thể đang ở nhiệt độ cao, đổ mồ hôi, tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột vì thông thường độ ẩm trong phòng có máy lạnh thường nhỏ hơn bên ngoài, do đó có thể bị khô họng, khô môi, người nổi da gà… Trong trường hợp thân nhiệt đang cao nên ngồi chỗ mát, bật quạt trước lúc vào phòng có máy lạnh.

Việc điều chỉnh thời gian ngồi trước máy lạnh cũng là yếu tố giúp đảm bảo sức khỏe. Thông thường lúc ngủ hay làm việc văn phòng, chúng ta cứ ngồi lì dưới máy lạnh khiến cơ thể bị khô, miệng luôn khát nước và mũi thì khò khè. Bởi vậy, phải thường xuyên uống nước và chỉ nên ngồi trong máy lạnh 2-3 giờ là phải ra ngoài khoảng 30 phút nhằm thay đổi không khí. Lúc ngủ nên để chế độ máy lạnh mặc định tùy thuộc vào từng thời điểm cho phù hợp, tránh tình trạng khi ngủ thì để ở nhiệt độ thấp, đến gần sáng thân nhiệt giảm sẽ cảm thấy lạnh, phải thức dậy điều chỉnh nhiệt độ lên cao.



Người tiêu dùng mua máy lạnh tại Siêu thị điện máy Chợ Lớn. Ảnh: HÀN GIANG



Cách tiết kiệm điện, bảo quản máy

Hiện tại trên thị trường có hàng chục loại máy lạnh khác nhau. Ngoài các máy thông dụng thì nhiều nhãn hiệu còn tung ra các loại máy lạnh có mùi thơm của trà xanh, thảo dược, vitamin C; máy sử dụng công nghệ Silver Nano, kháng khuẩn đến 99,99%; máy sử dụng công nghệ lọc không khí, khử mùi bằng ion… Ngoại trừ các công dụng được quảng cáo thì việc sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện, bảo hành lâu năm cũng được các nhà quảng cáo đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên, việc sử dụng máy lạnh tiết kiệm điện và độ bền cao chủ yếu do cách lựa chọn máy và thói quen sử dụng của người dân.

Cũng theo PGS-TS Lê Chí Hiệp, cách tiết kiệm điện tốt nhất là nên sử dụng các loại máy lạnh phù hợp với không gian, thiết kế của căn nhà. Máy lạnh có công suất 1HP (còn gọi là “ngựa”) dùng cho phòng có diện tích 12-15 m2; máy 2HP cho phòng diện tích 22-28 m2… Ngoài công suất phù hợp ra, khi sử dụng máy lạnh không nên sử dụng các dụng cụ phát nhiệt gần máy lạnh như tivi, bóng điện, bếp gas… vì sẽ làm tăng nhiệt độ trong phòng, giảm độ lạnh cần thiết.

Để đảm bảo máy lạnh hoạt động tốt nhất, phải thường xuyên làm vệ sinh máy, đặc biệt làm sạch tấm lọc không khí của cục lạnh, mặt nạ, quạt gió, ống lưu thông… bằng cách tháo vỏ ngoài của máy, lấy khăn lau các bộ phận làm lạnh, thiết bị sấy, cánh quạt, motor điện, lau hết bụi bẩn và nhỏ dầu vào quạt gió và motor điện nhiều lần trong năm.