gic
Kinh doanh sĩ: Ms Hạnh
0938.110.439
Kinh doanh lẻ: Ms Thảo
0938.110.639

Hotline: 

- 0937 091 930

- 0907 663 443

THĂM DÒ Ý KIẾN
Cảm ơn Bạn đã ghé vào trang web của chúng tôi. Để nâng cao chất lượng dịch vụ, vui lòng cho chúng tôi biết dịch vụ của công ty chúng tôi như thế nào?
Dịch Vụ Tốt
Trung bình
Chưa hài lòng
THỐNG KÊ
Số khách đang online:     1
Tổng lượt truy cập:     11476000
  • AP TRAN
  • GIAU TRAN
  • TREO TUONG
  • AM TRAN
TIN TỨC CẬP NHẬT
THỜI GIAN HỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA VIỆC SỬ DỤNG BỒN TRỮ LẠNH

Việc sử dụng bồn trữ lạnh có hiệu quả hay không lệ thuộc hoàn toàn vào chênh lệch giá điện giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm.

Bồn trữ lạnh nói nôm na là thế này: giờ thấp điểm thì chạy chiller, làm nước đá trong bồn đông lại, giờ cao điểm thì ngưng chiller, tải lạnh của phụ tải được đáp ứng bằng cách làm tan cục nước đá ra.

Cục nước đá ấy cần to bao nhiêu?

Có thể hình dung thế này, một cục đường kính 2.5 m, cao 2.5 m thì trữ được lượng nhiệt là khoảng 200 ton lạnh-h. (tham khảo tại http://dunham-bush.com)

Bao nhiêu cục nước đá là đủ?

Giả sử tải lạnh của một siêu thị là 80 ton lạnh, bồn trữ lạnh đáp ứng 100% tải của giờ cao điểm. Theo thông tư 08/2010/TT-BCT quy định về giá bán điện năm 2010 thì giờ cao điểm tính từ 9h30-11h30, 17h-20h, thứ hai đến thứ bảy (tham khảo http://www.evn.com.vn) . Một ngày có 5h cao điểm trùng vào giờ vàng của siêu thị. Tải tổng cộng sẽ là 80ton x 5h= 400 ton-h. Mỗi cục nước đá trữ được 200 ton-h vậy cần 2 cục mới đủ.

Hao tổn nhiệt của bồn trữ lạnh là thế nào?

Nhờ lớp cách nhiệt tốt, hao tổn là 1% /ngày.

Dùng bồn trữ lạnh có tiết kiệm điện năng không?

Với ý nghĩa giảm tiêu thụ điện, bồn trữ lạnh không làm giảm mà còn làm tăng tiêu thụ điện. Lý do là khi chạy ở nhiệt độ bốc hơi thấp hơn để làm đông đá, hiệu suất làm lạnh giảm, tiêu thụ điện tăng lên, thời gian cũng dài ra.

Vậy lý do của việc lắp bồn trữ lạnh là gì?

Do chênh lệch giá điện giữa giờ cao điểm và giờ thấp điểm, tiền điện phải trả sẽ thấp hơn. Tại Việt nam, giá điện phụ thuộc vào mục đích sử dụng. Tham khảo thông tư nói trên thì ta thấy chênh giá điện giờ cao điểm và giờ thấp điểm của mục đích sản xuất là 1938 - 589 = 1349 còn của mục đích kinh doanh là: 3193 – 1065 = 2128.

Đồng ý rằng giá điện giờ cao điểm và giờ thấp điểm là có sự khác biệt, nhưng nếu lắp bồn trữ lạnh thì cần tăng đầu tư, vậy bao lâu thì hoàn lại được suất đầu tư đó? Sau đây là tính toán cụ thể:

Trước hết cần tính chênh lệch về tiền điện một ngày trong hai phương án: chạy chiller và dùng bồn trữ lạnh.

Chiller phải dùng dung dịch glycol cho bình bốc hơi để có thể chạy ở nhiệt độ vào ra là -0.5/ -3.8 C

Chọn chiller bằng với công suất lạnh giờ cao điểm là 80 ton, ở giờ thấp điểm chạy ở chế độ nhiệt độ bốc hơi thấp chiller cần nhiều thời gian hơn để tạo ra 400 ton-h, công suất lạnh của chiller chỉ bằng 0.7 x 80 = 56 ton. Thời gian làm đông đá là 400/56= 7 h 10 phút.

Khi chạy ở chế độ nhiệt độ bốc hơi thấp tỉ số KW/Ton là 0.85, lượng điện dùng để chạy đông đá tạo ra 400 ton-h (kèm hao hụt do trữ lạnh là 1%) là 400x 1.01 x 0.85=343.4 Kwh. Giá điện giờ thấp điểm là 1065 đ/kwh. Giá điện giờ bình thường là 1846 đ/kw. Tiền điện làm đông đá là

 

Tiền điện giờ thấp điểm trong 6h + Tiền điện giờ cao điêm 1h 10 phút= (343.4/7.1)x 6 x 1065+(343.4/7.1)x1.1x1846 = 408 633 đồng.

Nếu chạy chiller giờ cao điểm, nhiệt độ nước vào/ra của bình bốc hơi là 10/5 C hệ số KW/Ton là 0.65, lượng điện để chạy chiller trong 5h cao điểm là 400x0.65 = 260 Kwh, tiền điện phải trả là:

260 Kwh x 3193 đ/Kwh = 830 180 đồng.

Chênh lệch tiền điện giữa hai phương án là : 421 547 đ/ngày.

Vì ngày chủ nhật không có giờ cao điểm, một năm sẽ có (365 – 52)=313 ngày có chênh tiền điện Trong một năm quy ra USD ( tỉ giá hiện nay 19 500) sẽ là 6766 USD/năm.

Giá của bồn trữ lạnh là bao nhiêu? Có thể ước tính môt bồn trữ lạnh nhập khẩu khi lắp xong cần đầu tư 14 000 USD. Như vậy cần khoảng 4 năm 2 tháng để hoàn lại 28 000 USD.

4 năm là ngắn hay là dài? Điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào quan điểm của chủ đầu tư. Để tham khảo thời gian khấu hao cho thiết bị trong sổ sách kế toán thường là 5-12 năm.

Kết luận: Như đã nói ở trên, việc sử dụng bồn trữ lạnh có hiệu quả hay không , lệ thuộc hoàn toàn vào chênh lệch giá điện giờ cao điểm và giờ thấp điểm. Lặp lại tính toán trên với mục đích sử dụng điện là sản xuất, ta có thể thấy thời gian hoàn vốn không phải là 4 năm mà là 6 năm. Ngoài ra nếu chênh lệch giá điện giảm xuống dưới một ngưỡng nào đó, thì sẽ bị lỗ khi dùng bồn trữ lạnh. Tuy nhiên giả định này không thực tế. Nó cũng tương tự như giả định là thành phố HCM không bị kẹt xe nữa vậy.